Top 7 công ty phát triển vi mạch bán dẫn lớn tại Việt Nam 

Quy mô thị trường vi mạch bán dẫn trên toàn cầu nói chung đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2024 – 2033 tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,64% điều đó có nghĩa là thị trường sẽ tăng trưởng đều đặn ở mức 7,64% mỗi năm. Đây là vùng đất màu mỡ cho các công ty sản xuất mạch bán dẫn, vậy các công ty đầu ngành vi mạch tại Việt Nam phải kể đến những ai? Hãy cùng NCT College tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

Intel Products Vietnam

Thời gian gia nhập vào Việt Nam: Đầu tháng 11/2006, Tập đoàn Intel chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam khi công bố mở rộng dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và kiểm định chip tại Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh với số vốn lên 1 tỷ USD. Đầu năm 2021, tập đoàn đầu tư thêm 475 triệu USD vào Việt Nam, qua đó nâng tổng số vốn đầu tư tại nước ta là 1.5 tỷ USD. 

Tập đoàn Intel

Đóng góp cho ngành vi mạch tại Việt Nam: Nhà máy của Intel tại Việt Nam là một trong những cơ sở sản xuất chip quan trọng của tập đoàn, góp phần lớn đưa Việt Nam gia nhập vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ hội việc làm: Intel mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư điện tử, kỹ sư vi mạch, và các chuyên gia công nghệ thông tin. Ngoài ra, Intel cũng tuyển dụng nhiều vị trí hỗ trợ sản xuất và quản lý, từ nhân viên kỹ thuật, vận hành dây chuyền sản xuất đến quản lý chuỗi cung ứng.

Samsung Electronics

Thời gian gia nhập vào Việt Nam: Samsung bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam từ năm 2008, tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc) có 4 nhà máy đặt tại Việt Nam gồm: Samsung Electronics Vietnam (Samsung Bắc Ninh), Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (Samsung Thái Nguyên) và khu phức hợp Samsung tại TP.HCM (SEHC).

Samsung Electronics

Đóng góp cho ngành vi mạch tại Việt Nam: Samsung cũng giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip nhớ và vi mạch.

Cơ hội việc làm: Với quy mô rộng lớn của mình tại Việt Nam “gã khổng lồ” Hàn Quốc đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ nước ta, từ kỹ sư vi mạch, kỹ sư phần cứng, đến các vị trí quản lý sản xuất và kỹ thuật.

FPT Semiconductor

FPT Semiconductor ra mắt chính thức vào năm 2022, đã đưa ra các sản phẩm chip vi mạch đầu tiên của Việt Nam, phục vụ cho các ngành IoT, y tế và công nghệ thông tin.

Điều này không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc tự chủ sản xuất chip mà còn mở ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp vi mạch trong nước. Theo Giám đốc FPT Semiconductor Nguyễn Vinh Quang cho biết trong năm 2024-2025 FPT sẽ đưa 25 triệu chip “made in Vietnam” ra thế giới.

FPT Semiconductor

Cơ hội việc làm: Bên cạnh đó “người anh lớn” của nước nhà đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư thiết kế và phát triển vi mạch, từ khâu nghiên cứu và phát triển (R&D) cho đến khâu sản xuất và thử nghiệm. FPT cũng chú trọng đến việc đào tạo nhân tài trẻ trong ngành công nghệ, nổi bậc là các khóa học về công nghệ công nghệ thông tin của FPT Software Academy thuộc tập đoàn FPT.

Amkor technology

Thời gian gia nhập vào Việt Nam: Nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của tập đoàn Amkor tọa lạc tại Bắc Ninh Việt Nam được khánh thành vào tháng 10/2023. Đôi nét về Amkor, doanh nghiệp được thành lập năm 1968 là doanh nghiệp đầu tiên tạo ra sản phẩm bán dẫn tại Hàn Quốc, là một trong những công ty hàng đầu thế giới về đóng gói và thử nghiệm bán dẫn.

Đóng góp cho ngành vi mạch tại Việt Nam: Với quy mô khổng lồ, nhà máy tại Bắc Ninh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực đóng gói và thử nghiệm vi mạch, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao trong khu vực.

Cơ hội việc làm: Amkor cung cấp nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực đóng gói, kiểm thử chip, và quản lý dây chuyền sản xuất. Các vị trí từ kỹ thuật viên sản xuất đến kỹ sư công nghệ cao đều được Amkor tuyển dụng rộng rãi, đây hứa hẹn là nơi làm việc lý tưởng cho dân công nghệ tài năng của nước ta.

Infineon Technologies AG

Thời gian gia nhập vào Việt Nam: Cuối tháng 5/2023 Infineon Technologies AG thành lập trung tâm phát triển chip điện tử ở Hà Nội, với quy mô khoảng 25 chuyên gia kỹ thuật vào cuối năm.

Lực lượng này đóng góp quan trọng vào việc phát triển các hệ thống vi mạch và sản phẩm công nghệ cao trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, tự động hóa, và bảo mật.

Cơ hội việc làm: Infineon tạo ra các cơ hội việc làm trong lĩnh vực phát triển và tư vấn giải pháp vi mạch cho các ứng dụng công nghiệp và tự động hóa. Các kỹ sư công nghệ cao và nhân viên phát triển kinh doanh có thể tìm thấy cơ hội làm việc tại Infineon trong lĩnh vực bán dẫn, ứng dụng công nghệ cao.

Viettel

Viettel bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực thiết kế chip từ năm 2018, khi tập đoàn này nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ vi mạch đối với việc phát triển các sản phẩm viễn thông và quốc phòng. 

Vào Triển lãm Quốc tế Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023), Viettel đã công bố dòng chip 5G DFE (Digital Front-End) đầu tiên do kỹ sư Việt Nam tự thiết kế hoàn toàn.

Đây là một bước tiến đáng kể, không chỉ giúp Viettel tự chủ trong công nghệ viễn thông mà còn góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ công nghiệp bán dẫn thế giới.

Tập đoàn Viettel

Đóng góp của Viettel cho ngành vi mạch tại Việt Nam: Viettel đóng góp lớn cho ngành vi mạch Việt Nam bằng cách thúc đẩy tự chủ công nghệ, phát triển hệ sinh thái chip và tăng cường năng lực sản xuất. Đây là một nền tảng quan trọng để Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Cơ hội việc làm: Viettel tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư thiết kế và phát triển vi mạch, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến viễn thông và quốc phòng. Viettel cũng tuyển dụng các chuyên gia về R&D trong lĩnh vực chip và ứng dụng công nghệ cao.

CMC Global

Bên cạnh FPT Semiconductor và Viettel, CMC Global cũng là công ty nghiên cứu, thiết bị và sản xuất chip tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, trường Đại học CMC – một thành viên thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết bắt đầu tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông từ năm 2024, trong đó có định hướng Thiết kế vi mạch bán dẫn (IC Design).

Trường Đại học CMC cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Công nghệ hàng đầu tại Mỹ trong lĩnh vực sản xuất phần mềm thiết kế chip, cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất và thiết kế chất bán dẫn – Synopsys. 

Theo đó, Tập đoàn này sẽ cung cấp chương trình đào tạo theo chuẩn toàn cầu và đào tạo giảng viên theo công cụ và quy trình thiết kế chuẩn công nghiệp của Synopsys và kết nối Trường Đại học CMC hợp tác với các viện nghiên cứu, đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch trên toàn cầu.

Những công ty trên không chỉ góp phần phát triển ngành vi mạch tại Việt Nam mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư, công nhân, và các chuyên gia công nghệ, góp phần đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao cho nước ta. Vì thế việc nắm bắt những thông tin về các kỳ lân trong ngành vi mạch là bước đầu tiên quan trọng để bạn đặt mục tiêu cho sự nghiệp chinh phục không gian mạng của mình.

Thông tin liên lạc 

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông 

☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916

📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/

🌐 Website: https://nct.edu.vn

🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội