Thương mại điện tử là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên internet. Xu hướng mua sắm hiện nay đang chuyển dịch từ mua sắm truyền thống sang trực tuyến và thương mại điện tử đang trở thành một phần quan trọng của hoạt động mua sắm. Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, có thể tìm thấy nhiều sản phẩm khác nhau với giá cả cạnh tranh, nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn so với mua sắm truyền thống.
Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh – tiêu dùng phổ biến của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 như chất xúc tác giúp thị trường TMĐT tăng tốc, phát triển nhảy vọt với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ khi tận dụng được hạ tầng Internet, công nghệ hiện đại…
Xu hướng và tác động của thương mại điện tử đến thị trường
Ở Việt Nam, tính đến năm 2020, TMĐT đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 18% với quy mô 11,8 tỷ USD, tính chung cho cả khu vực Asean thì Việt Nam có tăng trưởng TMĐT ở mức 2 con số. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nhiều khả năng quy mô của TMĐT Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực Asean vào năm 2025.
Từ chất xúc tác đại dịch COVID-19, nhu cầu về TMĐT của người tiêu dùng càng trở nên cấp thiết hơn với những sản phẩm đa dạng phục vụ cuộc sống. Các doanh nghiệp trong bối cảnh này muốn tồn tại và phát triển đều có xu hướng tìm đến TMĐT như là một đầu ra hữu hiệu trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình, khi cung và cầu đều có xu hướng dịch chuyển về TMĐT.
Thói quen tiêu dùng thay đổi thì số lượng người mau sắm thông qua TMĐT tăng vọt. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến đã lên đến hơn 49,3 triệu người. Vì vậy, đến hết năm 2022, quy mô thị trường TMĐT tại Việt Nam đã đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước, với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới.
- Tại sao nên học ngành thương mại điện tử trong thời đại kinh tế số?
- Định hướng phát triển của ngành thương mại điện tử giai đoạn 2024 – 2030
Tiềm năng phát triển của thương mại điện tử trong tương lai
Bên cạnh sự gia tăng dân số toàn cầu cùng với tốc độ tiếp cận Internet ngày càng cao đã tạo ra một lượng lớn người dùng tiềm năng cho thị TMĐT. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường của mình. Ngoài ra, sự tiến bộ của công nghệ đã mang lại những giải pháp mới cho việc mua sắm trực tuyến, từ trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thực tế tăng cường, đến các giải pháp thanh toán di động và các công nghệ vận chuyển nhanh chóng hơn.
TMĐT đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhờ sự tiến bộ của công nghệ, thay đổi hành vi mua sắm, bùng nổ thị trường mới và sự mở rộng các lĩnh vực TMĐT. Để đạt được sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng cần phối hợp và nỗ lực giải quyết các thách thức, đồng thời tận dụng cơ hội từ sự phát triển này.
Ngành thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong thời đại công nghệ số và hội nhập hiện nay. Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông nơi đào tạo các cử nhân với trình độ chuyên môn cao cả về kiến thức lẫn nghiệp vụ. Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia ưu tú có kinh nghiệm về giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng về thương mại điện tử. Nhà trường đang tuyển sinh ngành thương mại điện tử, các bạn có thể đăng ký xét tuyển tại: https://nct.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen để được các thầy/cô hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!
Thông tin liên lạc
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông
☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916
📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/
🌐 Website: https://nct.edu.vn
🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội