Thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế tri thức tại Việt Nam. Cùng với đó, thị trường TMĐT tại Việt Nam cũng đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường bao gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch TMĐT, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát. Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Hãy cùng NCT College tìm hiểu về định hướng phát triển ngành TMĐT trong giai đoạn 2024- 2030.
Tổng quan
Ngành thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tri thức quốc gia, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Dự tính đến năm 2030, TMĐT không chỉ là kênh mua sắm phổ biến mà còn là lĩnh vực chủ chốt đóng góp cho sự đổi mới và phát triển bền vững.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế tri thức là sự tích lũy vốn, công nghệ, năng lực liên quan đến công nghệ và khoa học trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất. Đặc trưng của nó là sự đổi mới lâu dài về quy trình và phương pháp, cũng như về sản phẩm và công nghệ. Hiểu một cách đơn giản, nền kinh tế này yêu cầu ít nhân công, tuy nhiên nhân công là nhân sự có kỹ năng chuyên sâu, trình độ cao, được đào tạo bài bản với tư duy vận dụng kiến thức thay cho sức lao động.
Các xu hướng phát triển chính của ngành thương mại điện tử
Theo các chuyên gia phân tích và đưa ra một số xu hướng như sau cho các doanh nghiệp phát triển TMĐT như là một phần của nền kinh tế tri thức.
Tăng trưởng người dùng và doanh thu
Dự báo cho thấy, thị trường TMĐT Việt Nam sẽ đạt quy mô 50 tỷ USD vào năm 2030, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%. Số lượng người dùng TMĐT sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là trong nhóm người trẻ và dân số thành thị. Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam 2023 của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam đã đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Mua sắm trên thiết bị di động
Sự phổ biến của điện thoại thông minh và kết nối internet đã thúc đẩy việc mua sắm trên thiết bị di động. Hiện nay, Việt Nam có hơn 70 triệu người dùng internet, chiếm hơn 70% dân số. Dự báo tới năm 2030, con số này sẽ đạt gần 80 triệu người, tạo ra một lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng cho ngành thương mại điện tử.
Tích hợp công nghệ mới
Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), và blockchain sẽ được tích hợp vào TMĐT để cải thiện trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa quy trình và đảm bảo an ninh giao dịch. Các công ty TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki đang đầu tư mạnh vào AI để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, VR để cung cấp trải nghiệm mua sắm tương tác, và blockchain để tăng cường bảo mật giao dịch.
Các doanh nghiệp vừa và lớn, sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi số để tham gia và cạnh tranh trong thị trường TMĐT. Điều này bao gồm việc xây dựng website, ứng dụng di động và tối ưu hóa quy trình bán hàng trực tuyến.
Môi trường kinh doanh đa kênh (Omni-channel)
Doanh nghiệp sẽ áp dụng mô hình kinh doanh đa kênh để cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa các nền tảng trực tuyến và cửa hàng vật lý. Các doanh nghiệp vừa và lớn, sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi số để tham gia và cạnh tranh trong thị trường TMĐT. Điều này bao gồm việc xây dựng website, ứng dụng di động và tối ưu hóa quy trình bán hàng trực tuyến.
Các dự báo của thương mại điện tử tác động đến thị trường lao động và doanh nghiệp
Theo nhận định của Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ. Trong những năm gần đây TMĐT Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16%-30%/năm. Điều này đã cho thấy một thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng sẽ” nở rộ” trong những năm tiếp theo.
Thị trường việc làm
TMĐT sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt trong các lĩnh vực như tiếp thị kỹ thuật số, logistics, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ. Tuy nhiên việc phát triển ngành TMĐT cũng dẫn tới việc cắt giảm một số những bộ phận nhân sự và tập trung vào những người có trình độ chuyên môn cao hơn.
Phát triển hạ tầng
Các nền tảng TMĐT phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển phần mềm, là động lực chính của nền kinh tế tri thức. Những công nghệ này cho phép trao đổi thông tin hiệu quả giữa người mua và người bán, nghiên cứu sản phẩm, giao dịch an toàn và quản lý hậu cần. Trong các năm tới, hạ tầng công nghệ và logistics sẽ được cải thiện đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của TMĐT. Các trung tâm kho vận hiện đại và hệ thống giao hàng nhanh chóng sẽ được đầu tư phát triển.
Chuyển đổi số doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vừa và lớn, sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi số để tham gia và cạnh tranh trong thị trường TMĐT. Điều này bao gồm việc xây dựng website, ứng dụng di động và tối ưu hóa quy trình bán hàng trực tuyến.
Tới năm 2030, ngành TMĐT Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với sự tăng trưởng người dùng và doanh thu, tích hợp công nghệ mới và phát triển hạ tầng. TMĐT sẽ không chỉ cải thiện trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng mà còn tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm mới. Vậy nên trong những năm tới nhu cầu nguồn nhân lực sẽ tăng cao, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành TMĐT TMĐT tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông thì hãy điền đầy đủ thông tin ở đây: https://nct.edu.vn/dang-ki-xet-tuyen.
Thông tin liên lạc
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông
☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916
📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/
🌐 Website: https://nct.edu.vn
🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội