Ngành vi mạch bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ cao đóng vai trò cốt lõi trong các sản phẩm điện tử hiện đại. Để hiểu rõ hơn về ngành này, việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành là điều không thể thiếu. Những thuật ngữ này không chỉ giúp các bạn tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn mà còn mở ra cánh cửa đến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ. Bài viết hôm nay, NCT College sẽ mang tới những kiến thức bổ ích cho các bạn đọc.
Nhị phân (Binary):Có hai phần. Hệ đếm nhị phân mà máy tính sử dụng bao gồm hai con số 0 và 1.
Lưỡng cực (Bipolar): Một công nghệ có tốc độ cao nhưng tương đối đắt đỏ. Được sử dụng trong sản phẩm đầu tiên của Intel – bộ nhớ 3101.
Chip: Một hình chữ nhật hoặc hình vuông nhỏ, mỏng có chứa các vi mạch điện tử tích hợp. Các chip còn được gọi là khuôn. Chip phức tạp nhất chính là bộ vi xử lý. (Xem thêm thuật ngữ “Bộ vi xử lý”).
Mạch điện (Circuit): Đường đi cho dòng điện tử di chuyển.
Phòng sạch (Cleanroom): Phòng vô trùng dùng để chế tạo các chip. Không khí trong căn phòng này sạch hơn hàng nghìn lần so với không khí của các phòng phẫu thuật.
CMOS (complementary metal oxide semiconductor): Bao gồm cả các bóng bán dẫn kênh dương và kênh âm trên cùng một thiết kế mạch điện. Tạo ra các mạch điện có mức tiêu thụ nguồn thấp. Hiện nay phần lớn các chip của Intel được sản xuất bằng công nghệ này.
Thiết kế được máy tính hỗ trợ (Computer-aided design – CAD): Hệ thống máy tính và phần mềm tinh vi được sử dụng để thiết kế các chip vi mạch tích hợp.
Khuôn (Die): Xem “Chip” và “Bộ vi xử lý”.
Hóa khắc (Doping): Một quy trình sản xuất tấm wafer trong đó những khu vực hở của tấm silicon được bắn phá bằng các hợp chất hóa học để thay đổi bản chất dẫn điện của silicon tại những khu vực đó.
Kênh dẫn (Drain): Một khu vực có mức độ bắn phá bằng hợp chất hóa học cao, gần với một kênh mang dòng điện hiện tại của bóng bán dẫn. Truyền tải dòng điện tử đi ra từ bóng bán dẫn đến phần tử mạng hoặc dây dẫn mới.
Khắc axit (Etching): Việc loại bỏ những phần nhất định của vật liệu để xác định các lớp theo mẫu trên chip.
Chế tạo (Fabrication): Quá trình sản xuất chip.
Fab: Thuật ngữ rút gọn của “Nhà máy sản xuất chip”, nơi chế tạo các chip silicon.
Đóng gói chip kiểu “lật” (Flip-chip packaging): Một kiểu đóng gói chip bằng cách lật chip về mặt trước và gắn nó với đế, khác với kiểu đóng gói chip như là kiểu nối dây trong đó gắn phần lưng của chip với đế.
Hộp chứa wafer có cửa mở ở mặt trước (Front-opening unified pod – FOUP): Một hộp chứa là một phần của hệ thống tự động trong một nhà máy sản xuất chip dùng để đựng và vận chuyển các tấm wafer. Màu của FOUP biểu thị khi nào thì các tấm wafer chứa đồng hoặc nhôm. Bình màu cam chứa đồng; Bình màu xanh chứa nhôm.
Cổng (Gate): Khu vực tín hiệu điều khiển của một bóng bán dẫn nơi có thể áp đặt một điện áp âm hoặc dương.
Thanh silic hình trụ (Ingot): Thanh silicon gần tinh khiết hình trụ giống như một chiếc xi-lanh dùng để cắt thành các tấm wafer.
Mặt nạ (Mask): Một tấm thạch anh với những mẫu vẽ giống như khuôn tô được khắc bằng crôm. Được sử dụng trong chế tạo tấm wafer khi “in” các mẫu mạch điện theo lớp trên một con chip.
Bộ vi xử lý (Microprocessor): “Bộ não” của mỗi chiếc máy tính. Nhiều bộ vi xử lý phối hợp làm việc với nhau tạo thành “trái tim” của máy chủ, thiết bị truyền thông và nhiều thiết bị số khác.
Nanometer: Một phần tỷ mét.
Công nghệ NMOS (negative-channel metal oxide semiconductor): Công nghệ ưa thích trong sản xuất những chip hàng đầu ở thập kỷ 70 và 80 thế kỷ trước. Đây là một công nghệ rẻ và có mật độ bóng bán dẫn cao hơn so với công nghệ lưỡng cực và có tốc độ cao hơn công nghệ PMOS.
Công nghệ quang khắc (Photolithography): Quá trình chuyển các mẫu thiết kế mạch điện của chip lên bề mặt của tấm waffer bằng cách sử dụng các mặt nạ để chuyển hình ảnh bằng cơ cấu quang học.
Quang trở (Photoresist): Một chất liệu bị tan ra khi chiếu tia tử ngoại. Được sử dụng để hình thành mẫu mạch điện trong quá trình chế tạo chip.
Mảng chân cắm lưới (Pin grid array – PGA): Một công nghệ đóng gói chỉ được sử dụng cho các bộ vi xử lý cao cấp.
Công nghệ PMOS (positive-channel metal oxide semiconductor): Một công nghệ có tốc độ thấp và hiện nay đã lỗi thời từng được sử dụng trong những sản phẩm MOS thế hệ đầu tiên của Intel.
Silic đa tinh thể (Polysilicon): Viết tắt của polycrystalline silicon, hay silic được tạo thành từ nhiều tinh thể. Vật liệu dẫn điện này được sử dụng như là một lớp kết nối trên một chip.
Sơ đồ mạch điện (Schematic): Sơ đồ biểu thị thuộc tính logic của mạch điện.
Chất bán dẫn điện (Semiconductor): Một loại vật liệu (như là silic) có thể bị biến đổi để cho phép dòng điện tử đi qua hoặc chặn dòng điện đó lại.
Silic (Silicon): Vật liệu được sử dụng để chế tạo các tấm wafer và từ đó sản xuất ra các chip. Nó là vật liệu bán dẫn điện tự nhiên và là nguyên tố phổ biến thứ hai trên trái đất chỉ đứng sau oxy.
Điôxit Silic (Silicon dioxide): Vật liệu được phủ lên trên tấm wafer trong quá trình chế tạo chip với vai trò của một lớp cách điện. Thủy tinh là một dạng thường thấy của Điôxit Silic.
Cực nguồn (Source): Khu vực của một bóng bán dẫn nơi các điện tử đi vào kênh dẫn.
Công nghệ hàn bề mặt (Surface-mount technology – SMT): Một dạng công nghệ hàn cho phép dán chip lên trên bề mặt thay vì gắn với các lỗ cắm trên một bảng mạch in.
Công nghệ đóng gói chip kiểu xếp chồng (Stacked-chip packaging): Là một công nghệ hàn cho phép xếp chồng nhiều chip trên một bảng mạch.
Bóng bán dẫn (Transistor): Một dạng công tắc điều khiển luồng chảy của dòng điện tử. Một con chip có thể chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ bóng bán dẫn.
Tấm Wafer: Một miếng silicon mỏng được cắt ra từ thanh silicon hình trụ. Được sử dụng như là vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp.
Phân loại tấm Wafer (Wafer sort): Một thủ tục kiểm tra bằng điện tử để phát hiện những chip không hoạt động trên một tấm wafer.
Nối dây (Wire bonding): Quá trình kết nối những sợi dây cực mảnh từ các mạch điện trên chip với dây dẫn trên đế chip.
Bài viết trên đã mang tới những thông tin hữu ích về thuật ngữ ngành vi mạch bán dẫn. Nếu các bạn đang tìm hiểu và có đam mê về ngành này thì các bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành qua các bài viết trên website hoặc điền thông tin tại: https://nct.edu.vn/dang-ki-xet-tuyen/ để được các thầy, cô giáo giải đáp mọi thắc mắc.
Thông tin liên lạc
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông
☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916
📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/
🌐 Website: https://nct.edu.vn
🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội