Khám phá ngành quản trị kinh doanh

Hiện nay, có thể thấy hơn 80% doanh nghiệp đang hoạt động đều là các doanh nghiệp thương mại. Vì vậy ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học đang được nhiều các bạn trẻ quan tâm và theo học. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhận định cho rằng ngành học này không tập trung vào một chuyên môn nhất định, khó xin việc làm, khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn khi lựa chọn.

Trên thực tế, nhu cầu tuyển dụng sinh viên ngành quản trị kinh doanh hiện nay luôn đứng đầu bảng tuyển dụng trên các website tìm kiếm việc làm như Glints, TopCV, v.v… Theo báo cáo Thị trường việc làm và thị hiếu người dùng của Glints, nhu cầu săn đón ứng viên thuộc nhóm ngành kinh doanh ghi nhận xu hướng tăng khoảng 20%. Điều này cho thấy cơ hội việc làm của sinh viên ngành quản trị kinh doanh là rất lớn.

Tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của một tổ chức để đạt được các mục tiêu đề ra. Quá trình này liên quan đến việc ra quyết định chiến lược để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực như tài chính, nhân sự và tài nguyên vật lý. Ngoài việc thiết lập mục tiêu và phát triển kế hoạch hành động, quản trị kinh doanh còn bao gồm việc tổ chức nguồn lực để thực hiện kế hoạch, lãnh đạo và hướng dẫn nhân viên, cũng như kiểm soát và đánh giá hiệu suất để đảm bảo đạt được mục tiêu.

Quản trị kinh doanh không chỉ áp dụng cho các công ty và doanh nghiệp lớn mà còn phù hợp với các tổ chức vừa và nhỏ, cũng như các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ. Các chức năng của quản trị kinh doanh rất đa dạng, bao gồm từ kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, marketing và bán hàng, quản lý nhân sự, đến quản lý dự án và sản xuất.

Với mục tiêu chính của quản trị kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển bền vững, nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông và các bên liên quan. Đối với các nhà quản trị để đạt được mục đích trên cần phải trang bị những kiến thức chuyên ngành, có cái nhìn tổng quát, sâu rộng về thị trường, các kỹ năng nghiệp vụ như quản lý, lãnh đạo, phân tích và giải quyết vấn đề. 

Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh là một lĩnh vực học thuật và chuyên môn, nghiên cứu về các nguyên tắc và kỹ thuật quản lý áp dụng trong việc điều hành và phát triển các tổ chức kinh doanh. Đây là một ngành học đa dạng, bao gồm nhiều chủ đề như kế hoạch hóa chiến lược, quản lý tài chính, tiếp thị, quản lý nhân sự, quản lý dự án, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro, và nhiều hơn nữa.

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề kinh doanh; đồng thời, họ cũng sẽ học cách đưa ra quyết định chiến lược, lãnh đạo và quản lý nhân sự, tối ưu hóa nguồn lực và phát triển doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, bao gồm các dự án thực tế, thực tập tại doanh nghiệp và các phương pháp học tập tương tác, giúp sinh viên chuẩn bị cho môi trường làm việc thực tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp tư nhân, nhà nước đến các tổ chức phi lợi nhuận. Ngành Quản trị Kinh doanh tập trung vào việc phát triển và thực hiện các chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, marketing và quản trị nhân sự để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh giúp sinh viên hiểu về cách đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua môn học này, sinh viên có thể nắm được:

  • Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản khi phân tích hoạt động kinh doanh
  • Phương pháp và kỹ thuật phân tích hoạt động kinh doanh
  • Thu thập và phân tích dữ liệu kinh doanh
  • Sử dụng kết quả phân tích để đưa ra các quyết định kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh giúp sinh viên phát triển các kỹ năng phân tích và ra quyết định. Những kỹ năng này là vô cùng cần thiết cho các nhà quản trị kinh doanh tương lai.

Quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược cung cấp cho sinh viên kiến thức về bản chất, vai trò và quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Trong khía cạnh này, sinh viên sẽ được cung cấp:

  • Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược: chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, lợi thế cạnh tranh,…
  • Các mô hình quản trị chiến lược: mô hình SWOT, mô hình 5 lực lượng Porter, mô hình McKinsey 7S,…
  • Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh: phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, lựa chọn chiến lược, triển khai chiến lược, đánh giá và điều chỉnh chiến lược
  • Các chiến lược kinh doanh cụ thể: chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược đa dạng hóa,…

Quản trị tài chính

Trong ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị tài chính là một chuyên ngành quan trọng, được đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành nhà quản trị tài chính xuất sắc. Sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị tài chính sẽ được cung cấp:

  • Kiến thức nền tảng về quản trị tài chính: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, tài chính công,…
  • Kỹ năng phân tích tài chính: Phân tích báo cáo tài chính, phân tích hiệu quả đầu tư, phân tích rủi ro tài chính,…
  • Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định tài chính: Lập dự toán ngân sách, ra quyết định đầu tư,…
  • Kỹ năng quản trị tài chính: Kỹ năng quản lý vốn, quản lý tài sản, quản lý công nợ,…

Quản trị nhân sự

Trong chuyên ngành Quản trị nhân sự, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kiến thức và kỹ năng liên quan đến quản lý, phát triển và tương tác với nguồn nhân lực trong tổ chức. Một số chủ đề chính mà sinh viên sẽ học bao gồm:

  • Kiến thức cơ bản về quản trị nhân sự: Khái niệm, nguyên tắc, chức năng và nhiệm vụ của quản trị nhân sự
  • Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực quản trị nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ, phúc lợi, quan hệ lao động,…
  • Kiến thức pháp luật liên quan đến quản trị nhân sự: Quy định pháp luật liên quan đến quản trị nhân sự như luật lao động, bảo hiểm xã hội,…
  • Quản lý hiệu suất và giải quyết mâu thuẫn: Sinh viên sẽ học cách quản lý hiệu suất nhân viên, giải quyết mâu thuẫn lao động, xử lý tình huống khó khăn và xây dựng môi trường làm việc tích cực.

Đây chỉ là một số chủ đề chính và nội dung cụ thể có thể khác nhau tùy theo chương trình đào tạo của từng trường Đại học, Cao đẳng hoặc khoa học kinh doanh.

Quản trị Marketing

Quản trị Marketing là một lĩnh vực đa dạng và thú vị trong ngành Quản trị kinh doanh, các kỹ năng, kiến thức được học trong môn này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về việc phân tích thị trường, xây dựng chiến lược tổng thể và tạo ra giá trị cho khách hàng.

Quản trị Marketing là một chuyên ngành quan trọng để sinh viên hiểu về các nguyên tắc và chiến lược quảng cáo, tiếp thị và bán hàng. Khi học môn này, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kiến thức về:

  • Kiến thức nền tảng về marketing: Khái niệm, nguyên tắc, chiến lược, chiến thuật Marketing cơ bản
  • Kiến thức chuyên sâu về các hoạt động marketing: Nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường, phát triển sản phẩm, định giá, phân phối, xúc tiến thương mại, quảng cáo, truyền thông,…
  • Kiến thức về các xu hướng Marketing, công nghệ mới: Digital Marketing, Marketing cá nhân hóa, Marketing trải nghiệm,…

Quản trị rủi ro

Trong ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị rủi ro tập trung vào việc hiểu và quản lý các rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt trong hoạt động kinh doanh. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về:

  • Khái niệm, bản chất và tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong kinh doanh.
  • Các loại rủi ro trong kinh doanh: rủi ro tài chính, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro môi trường, rủi ro nhân sự,…
  • Đánh giá rủi ro
  • Chiến lược quản trị rủi ro, công cụ và phương pháp quản lý rủi ro

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Với vai trò là cầu nối giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một chuyên ngành yêu cầu sự năng động, thoải mái và thích ứng nhanh. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học về các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình từ nhà cung cấp đến khách hàng.

Một số môn học tiêu biểu trong chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:

  • Nhập môn quản lý chuỗi cung ứng
  • Quản trị logistics
  • Quản trị vận tải
  • Quản trị kho bãi
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý đơn hàng
  • Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
  • Quản trị chuỗi cung ứng bền vững

Quản trị dự án

Nội dung của Quản trị dự án trong ngành Quản trị kinh doanh thường bao gồm các phần sau:

  • Khái niệm và vai trò của quản trị dự án: Sinh viên sẽ được tìm hiểu về khái niệm, vai trò, các thành phần và quy trình quản trị dự án
  • Các kỹ năng quản trị dự án: Lập kế hoạch dự án, tổ chức thực hiện dự án, theo dõi và kiểm soát dự án,…
  • Các mô hình quản trị dự án: Sinh viên sẽ được tìm hiểu các mô hình quản trị dự án phổ biến, như mô hình thác nước, mô hình lặp, mô hình Agile
  • Các công cụ và kỹ thuật quản trị dự án: Công cụ và kỹ thuật quản trị dự án hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả quản lý dự án.

Quản trị tài chính và đầu tư

Quản trị tài chính và đầu tư đào tạo ra những chuyên gia có khả năng quản lý và phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp, tổ chức một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Trong chương trình học này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cơ bản như:

  • Kiến thức về tài chính doanh nghiệp: Nguyên tắc, khái niệm, phương pháp và kỹ thuật quản lý tài chính doanh nghiệp, chẳng hạn như lập kế hoạch tài chính, quản trị ngân quỹ, quản trị tài sản và vốn, quản trị tín dụng, quản trị rủi ro tài chính.
  • Kiến thức về tài chính cá nhân: Lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư,…
  • Kiến thức về đầu tư: Phân tích tài chính, phân tích rủi ro, lựa chọn chiến lược đầu tư,…

Luật doanh nghiệp và quản trị rủi ro pháp lý

Luật doanh nghiệp và quản trị rủi ro pháp lý cung cấp cho sinh viên kiến thức cần thiết để hiểu được các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, từ đó có thể xây dựng và triển khai các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả.

  • Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp: Khái niệm, loại hình, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, thủ tục thành lập và giải thể doanh nghiệp
  • Các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh: Quy định pháp luật về đầu tư, thương mại, hợp đồng, lao động, thuế, tài chính,…
  • Quản trị rủi ro pháp lý: Khái niệm, nguyên tắc, phương pháp quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp.

Về cơ bản, đây chỉ là khối kiến thức nền tảng trong ngành Quản trị kinh doanh. Trên thực tế, tùy thuộc vào mục đích cũng như định hướng của mỗi trường mà các môn học chuyên sâu trong các chuyên ngành nhỏ sẽ khác nhau.

Ngành quản trị kinh doanh là ngành tích hợp nhiều kiến thức chuyên môn giúp bạn học tập và trau dồi các kỹ năng, phát triển bản thân một cách toàn diện. Hiện nay, trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông đang tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh với chỉ tiêu lớn. Nếu các bạn yêu thích và có đam mê theo đuổi ngành này hãy nhanh tay đăng ký tại: https://nct.edu.vn/dang-ki-xet-tuyen để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ ngay nhé!

Thông tin liên lạc 

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông 

☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916 

📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/

🌐 Website: https://nct.edu.vn

🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

Tư vấn
Đăng ký
Zalo chat
Bản đồ