Khám phá các nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc

Hàn Quốc được mệnh danh là xứ sở kim chi với nền văn hóa đa dạng sắc thái tạo nên đặc trưng sâu sắc, vẻ đẹp và truyền thống của Hàn Quốc. Hãy cùng NCT College khám phá các nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc qua bài viết dưới đây. 

Hanbok ( 한복 )

Áo Hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài “china” và một áo vét theo kiểu Bôlêrô “Jeogori”. Áo của đàn ông gồm có một áo khoác ngắn “Jeogori” và quần “Baji”. Cả hai bộ Hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự gọi là “Durumagi”. Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc Hanbok vào các dịp lễ tết hoặc các lễ kỷ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.

Hanbok – Quốc phục của Hàn Quốc

Kimchi ( 김치 ) và Bulgogi ( 불고기 ) – Ẩm thực nổi tiếng của Hàn Quốc

Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc và kimchi – món rau cải thảo muối có vị cay. Bulgogi được làm từ bất kỳ loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt lợn là loại thịt thường được dùng nhiều nhất. Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của món của bulgogi cũng như kimchi.

Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải. Kimchi cung cấp ít calo và cholesterol nhưng lại giàu chất xơ. Kimchi thậm chí còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thường nói rằng “ăn kimchi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ “.

Hangeul ( 한글 ) – Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc

Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon – vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thành hàng nghìn chữ và thể hiện bất kỳ âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.

Jongmyo Jeryeak ( 종묘제례악 ) – Nhạc tế lễ Jongmyo

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi, hoàng tộc thời Joseon (1392-1910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm Seoul. Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.

Talchum ( 탈춤 ) – Mặt nạ và múa mặt nạ

Mặt nạ, thường được gọi là “tal” trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng của các loại mặt nạ thường kỳ lạ và đã được cách điệu, vì “talchum ” – loại hình múa mặt nạ -thường được biểu diễn vào đêm dưới ánh sáng của các đống lửa.

Nghệ thuật múa mặt nạ (Talchum)

Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong nhân dân thời kỳ Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các nghệ sĩ diễn viên và khán giả cùng hoà nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.

Nhạc cụ truyền thống

Đàn 12 dây Gayageum

Có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây “gayageum” ( 가야금 ) và đàn 6 dây “geomungo” ( 거문고 ), cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 6.

Đàn 6 dây Geomungo

Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba nhóm đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samullori Kim Duk-soo rất nổi tiếng trong và ngoài nước vì sự sáng tạo trong kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo.

Các loại đàn dây truyền thống và bộ gõ gồm Kkwaenggwari (chiêng nhỏ), Jing (chiêng lớn hơn kkwaenggwari), Janggu (trống có hình đồng hồ cát) và Buk (trống).

Dangcheong: Hình trang trí trên các tòa nhà

Dangcheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực. Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, Dangcheong còn được dùng vào những mục đích thực tế.

Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh khác.

Hoa văn

Các hoa văn họa tiết thường bắt nguồn từ những chữ viết cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện những nhu cầu tình cảm về môi trường xung quanh con người, sau đó được phát triển thành một hình mẫu trang trí nghệ thuật.

Trong số các hoa văn thường thấy được sử dụng một cách truyền thống ở Hàn Quốc có hình con rồng và con phượng hoàng, và “taegeuk” ( 태극 ) dùng trong quốc kỳ Hàn Quốc Taegeukgi, gồm có hai hình đối lập tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hai sức mạnh của vũ trụ, cho tĩnh và động, cho thế yếu và thế mạnh, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ. Ngoài ra còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi, nước, mây, cây thông, con rùa, con hươu, con sếu và mặt trời.

Dancheong nét kiến trúc độc đáo của người Hàn Quốc

Hàn Quốc bên cạnh những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học, kỹ thuật – xã hội thì văn hóa đang được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới bởi tính hiện đại kết hợp với các nét đặc trưng văn hóa truyền thống. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về ngành học tiếng Hàn thông qua website hoặc điền link thông tin đăng ký tại: https://nct.edu.vn/dang-ki-xet-tuyen để được thầy cô hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc! 

Thông tin liên lạc 

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông 

☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916

📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/

🌐 Website: https://nct.edu.vn

🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội