Hướng nghề, hướng nghiệp: Định hình tương lai

Theo các chuyên gia phân tích, việc lựa chọn ngành nghề khi không tìm hiểu kỹ sẽ mang tới nhiều hệ lụy, triệt tiêu sở trường, năng lực thực sự của thí sinh. 

Tránh chọn ngành theo trào lưu

Hiện nay, không ít học sinh và phụ huynh bị cuốn theo những ngành được xem là “thời thượng”, có mức lương hấp dẫn hoặc được quảng bá rầm rộ. Ngược lại, có những em lại chọn đại một ngành học mà không thực sự hiểu bản thân muốn gì, chỉ đơn giản vì mong muốn được bước chân vào cánh cửa đại. 

Các bạn trẻ cần phải cân nhắc trước khi chọn ngành học, chọn trường

TS. Nguyễn Xuân Sang – Chủ tịch hội đồng quản trị, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông cho rằng việc chọn nghề là một quyết định then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp mỗi người. Dẫu vậy, nhiều bạn trẻ lại dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, mà bỏ qua yếu tố quan trọng là sự phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân, dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực.

Học một ngành mà bản thân không yêu thích sẽ khiến người học cảm thấy mệt mỏi, không có sự hứng thú, chủ động tìm hiểu, khám phá kiến thức. Lúc này, các bạn chỉ học mang tính đối phó và thiếu nhiệt huyết về lâu dài dẫn đến kết quả học tập không tốt dễ bỏ học, chán nản, mất phương hướng. Điều này, khiến người học có thể phải đổi ngành, học lại từ đầu hoặc làm việc trái ngành – gây tiêu tốn không ít thời gian và nguồn lực.

Thầy Sang cũng lưu ý, những ngành đang được nhiều người chọn học thường dẫn tới cạnh tranh cao khi tìm việc. Nếu không có thực lực hoặc đam mê đủ lớn, khả năng thất nghiệp hoặc làm trái ngành rất dễ xảy ra. Vì vậy, thay vì chọn ngành một cách cảm tính, học sinh nên tìm hiểu kỹ bản thân có gì nổi bật, điểm mạnh và điểm yếu là gì.

Các em nên đặt câu hỏi: Mình thích làm công việc gì? Mình đang giỏi lĩnh vực nào? Công việc nào làm mình hứng thú và muốn gắn bó lâu dài? Bên cạnh đó, học sinh có thể làm các bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp, tham khảo ý kiến từ giáo viên, cha mẹ hoặc người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi.

Không chỉ tìm hiểu về ngành học qua tên ngành, các bạn cũng nên xem kỹ chương trình đào tạo, yêu cầu chuyên môn, cơ hội phát triển nghề nghiệp sau tốt nghiệp và khả năng đáp ứng của bản thân. Ngoài ra, các em hãy tham dự các buổi tư vấn nghề nghiệp hoặc các chương trình trải nghiệm thực tế để có cái nhìn toàn diện hơn. Đặc biệt, ngành học phổ biến hiện tại không có nghĩa là sẽ còn cần thiết trong tương lai, điều quan trọng nhất vẫn là mức độ phù hợp ngành nghề với bản thân của các em. 

Sự lựa chọn đúng đắn cần dựa trên sự cân bằng giữa đam mê cá nhân và thực tế thị trường lao động. Trong trường hợp yêu thích một ngành ít cơ hội, học sinh cần chủ động trau dồi thêm kỹ năng, tìm những hướng đi linh hoạt hơn để gia tăng khả năng phát triển. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, sự thích ứng và tinh thần cầu tiến chính là những yếu tố quan trọng giúp người học vững bước trên con đường sự nghiệp. 

Vai trò đồng hành của phụ huynh, gia đình

Thầy Sang cho rằng phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại quyết định thay con vì yếu tố tài chính, mong muốn cá nhân hay ảnh hưởng từ người thân, mà chưa lắng nghe năng lực và ước mơ thực sự của con. Điều này có thể khiến con trẻ rơi vào tình trạng chống đối hoặc cam chịu, mất động lực theo đuổi đam mê của mình.

Phụ huynh cần phải thấu hiểu, phân tích để có những định hướng nghề nghiệp đúng cho con

Tuy cũng có một số học sinh phù hợp với định hướng của cha mẹ và đạt được thành công, nhưng đây không phải là số đông. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đồng hành cùng con thay vì áp đặt, giúp con tự khám phá bản thân và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Theo quan điểm của TS. Nguyễn Chi Lê, Trưởng khoa Khoa Ngôn ngữ Quốc tế, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông cho rằng điều quan trọng là học sinh hiểu rõ đích đến của việc học – đó là có công việc ổn định và cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, hãy theo đuổi lĩnh vực mà bản thân yêu thích và có năng lực, để phát huy tối đa tiềm năng, đóng góp tốt hơn cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá xem ngành học đó có phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, xu hướng thị trường lao động và cơ hội phát triển trong tương lai hay không.

Ngoài ra, học sinh nên chuẩn bị sẵn các phương án thay thế trong trường hợp không thể vào ngành hoặc trường đại học như mong muốn. Con đường đến thành công không chỉ có mỗi đại học. Nhiều người đã chứng minh rằng có thể thành đạt bằng những lựa chọn khác – từ học nghề đến khởi nghiệp – nếu có sự nỗ lực và hướng đi đúng đắn.

Một xã hội phát triển là nơi mỗi người được làm đúng công việc phù hợp với khả năng, sở thích và đóng góp vào nhiều lĩnh vực khác nhau – đó mới là giá trị đa dạng và bền vững mà hướng nghiệp mang lại. 

Thông tin liên lạc 

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông 

☎ Hotline: 0964.15.16.18 – 0965.11.16.18

📪 Facebookhttps://www.facebook.com/nct.edu/

 Tiktok: https://www.tiktok.com/@caodang.nct

🌐 Website: https://nct.edu.vn

🏫 Trụ sở chính: Đường Mùa Xuân, Khu đô thị An Lạc, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

🏢 VPTS: Số 138 Phạm Văn Đồng, P. Xuân Đỉnh, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tư vấn
Đăng ký
Zalo chat
Bản đồ