Trong thời đại kỷ nguyên số, ngành vi mạch bán dẫn phát triển mạnh mẽ, nhiều công ty trong nước và quốc tế đều cần và chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này tạo nên cơ hội việc làm cho người trẻ. Vậy các bạn hãy cùng NCT College đi tìm hiểu những cơ hội tiềm năng phát triển nghề nghiệp ngành vi mạch bán dẫn trong thời gian tới.
Tiềm năng phát triển ngành vi mạch bán dẫn
Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” của Việt Nam được đưa ra, tập trung cho đào tạo nguồn nhân lực, với mục tiêu đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam tham gia sâu vào quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại, công đoạn đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; làm chủ công nghệ đóng gói và kiểm thử; làm việc trong các nhà máy sản xuất bán dẫn và Việt Nam đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị.
Mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.
Phát triển hệ sinh thái thiết bị, việc sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp trở thành xương sống cho hệ thống điện tử và ngành công nghệ phát triển. Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn 2022-2027. Trên toàn cầu, thị trường chất bán dẫn sẽ tăng trưởng 13,1% trong năm 2024, đạt mức kỷ lục 588,36 tỷ USD và dự kiến tăng lên 990 tỷ USD vào năm 2030 (số liệu thương mại chất bán dẫn toàn cầu – WSTS).
Theo WSTS, đến năm 2030, cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip. Điều này, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho những bạn học ngành vi mạch bán dẫn phát triển nghề nghiệp sau này.
Mức thu nhập “khủng” ngành vi mạch bán dẫn
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sang, Chủ tịch HĐQT, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông, cho biết vai trò quan trọng của vi mạch bán dẫn hiện nay được xem là nền tảng của tính toán hiện đại; sự bùng nổ của hàng loạt công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data)… đang thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và dài hạn của ngành công nghiệp bán dẫn.
Trong chuỗi giá trị của ngành, công đoạn thiết kế mang lại giá trị gia tăng cao và có doanh thu lớn nhất. Công đoạn lắp ráp, đóng gói chiếm giá trị thấp hơn. Do đó, Việt Nam đang định hướng trong ngắn hạn tập trung phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn ở hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm định.
Tuy nhiên, ông Sang cho biết hiện tại Việt Nam đang phụ thuộc 100% nguồn cung vi mạch bán dẫn từ nước ngoài, đồng thời một số công ty trong nước chỉ tham gia công đoạn thiết kế vi mạch. Các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế vi mạch, lắp ráp, kiểm định. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không thể trông chờ việc nâng cao năng lực công nghệ sản xuất và thiết kế vi mạch trong nước thông qua việc thu hút các doanh nghiệp FDI.
Theo ông Sang, thách thức lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình sản xuất vi mạch bán dẫn toàn cầu. Ông Sang cho biết theo thông tin từ Bộ TT-TT, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực hiện nay chỉ đáp ứng chưa tới 20%.
Phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn lấy nhân lực là yếu tố quyết định cũng chính là một trong những quan điểm phát triển mà Chính phủ đang đề ra, với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 50.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn. Đây là yếu tố tiên quyết để hướng tới việc làm chủ công nghệ thiết kế vi mạch bán dẫn.
Ông Nguyễn Đức Tiến, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông cho biết đây là ngành nghề được quan tâm và đầy hứa hẹn trong tương lai, bởi nhu cầu phát triển của thế giới và sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài đều dồn vào ngành này. Theo khảo sát của hiệp hội, mỗi năm có hàng ngàn vị trí tuyển dụng chờ người lao động.
Trong đó, riêng vị trí thiết kế vi mạch ở TP.HCM cần hơn 600, Đà Nẵng là 200 còn Hà Nội là 250 kỹ sư. Bên cạnh đó, còn có những doanh nghiệp không đăng tuyển trên các kênh tuyển dụng chính thức chiếm khoảng 20% lượng nhân sự. Chưa kể, hiện nay, các tập đoàn lớn của nước ngoài cũng đang cần hơn 2.000 chỉ tiêu mỗi năm cho các vị trí sản xuất, đóng gói vi mạch ở TP.HCM.
Về mức lương, ông Tiến khẳng định không thua gì so với lĩnh vực công nghệ thông tin về phần mềm. Tuy nhiên, sau 3 – 5 năm kinh nghiệm mức lương của một nhân sự sẽ vượt trội hơn. Đặc biệt, với 10 năm kinh nghiệm làm việc thì mức lương sẽ gấp đôi so với công việc về phần mềm. Từ những số liệu nêu ra, ông Tiến cho đây là cơ hội việc làm rất lớn cho người trẻ trong tương lai.
Điều kiện nào để được làm việc trong ngành này ?
Ông Nguyễn Đức Tiến cho rằng ngoài yếu tố chuyên môn thì người trẻ phải có kỹ năng tiếng Anh. “Nếu không có tiếng Anh coi như người trẻ không còn cơ hội nghề nghiệp trong ngành. Bởi tất cả tài liệu, máy móc, giao tiếp, đồ án đều phải sử dụng tiếng Anh, cho nên bạn trẻ cần phải học, trau dồi ngôn ngữ này liên tục”, ông Tiến chia sẻ và nói thêm để đi được lâu dài, cạnh tranh trong ngành thì những người trẻ phải khẳng định bản thân bằng kiến thức, kỹ năng, nhất là phải làm được tất cả các khâu liên quan đến vi mạch bán dẫn.
Ông Nguyễn Xuân Sang cho rằng điều kiện để được tuyển dụng là các bạn trẻ phải có kiến thức nền vững chắc từ các ngành như: điện, điện tử, viễn thông… từ đó sẽ được doanh nghiệp cập nhật kiến thức, góc nhìn mới về vi mạch bán dẫn, sau đó xem xét mỗi nhân sự sẽ phù hợp với vị trí nào. Vì vậy, tiêu chí để được tuyển dụng ở công ty là ứng viên phải thật sự hiểu rõ tính chất công việc, có kiến thức nền vững chắc. “Đó chính là chìa khóa đầu tiên để bạn trẻ tiếp cận và làm việc được trong ngành này”, ông Sang nhấn mạnh.
Hy vọng qua những thông tin do NCT College cung cấp giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển ngành vi mạch bán dẫn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này thì hãy điền đầy đủ thông tin tại: https://nct.edu.vn/dang-ki-xet-tuyen/ để được các thầy, cô hỗ trợ tốt nhất nhé!
Thông tin liên lạc
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông
☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916
📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/
🌐 Website: https://nct.edu.vn
🏫 Trụ sở chính: Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội