Chương trình đào tạo Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí

Tên ngành: Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí

Mã ngành: 5520205                          

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 1,5 năm

Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống Máy lạnh và Điều hòa không khí như: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ… đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí nhằm giúp người học trang bị kiến thức về nguyên lý hoạt động, cấu tạo các thiết bị hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí. Có khả năng lắp đặt sửa chữa thành thạo các loại máy lạnh và điều hòa không khí, có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất: Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Kiến thức:  

+ Có đầy đủ kiến thức đại cương và chuyên ngành về máy lạnh và điều hoà không khí.

+ Hiểu rõ  được các quy trình vận hành, bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống máy lạnh nhỏ, hệ thống máy lạnh công nghiệp; các loại máy điều hoà cục bộ và hệ thống điều hoà trung tâm.

Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng vận hành, bảo trì bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên làm việc tại các nhà máy xí nghiệp để lắp ráp, thi công, bảo trì bảo dưỡng vận hành hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí, KTV tại các tòa nhà cao ốc, các nhà máy và tự lập xưởng sửa chữa các thiết bị lạnh.

3. Khối lượng kiến thức và thời gian của khóa học

– Số lượng môn học: 27

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 69 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ

– Khối lượng các môn học chuyên môn: 1055 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 399 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1181 giờ; Thi, kiểm tra: 100 giờ

– Thời gian khóa học: 1,5 năm

4. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề

TT Mã năng lực Tên năng lực
I Năng lực cơ bản (năng lực chung)
1          NLCB-01 Phối hợp làm việc theo nhóm hiệu quả
2          NLCB-02 Giải quyết vấn đề
3          NLCB-03 Sử dụng tin học cơ bản
4          NLCB-04 Sử dụng tiếng anh cơ bản
5          NLCB-05 Rèn luyện thể chất
6          NLCB-06 Chịu áp lực trong công việc và môi trường làm việc
II Năng lực cốt lõi (Năng lực chuyên môn)
II.1 Năng lực cốt lõi (Môn học cơ sở)
7          NLCL-01 Hiểu được môi trường học tập mới, các cách giao tiếp học tập, giao lưu, cách làm việc nhóm, cách tư duy về những vấn đề mới
8          NLCL-02 Hiểu được các kiến thức cơ bản nhất về sử dụng môi chất lạnh, chất tải lạnh, dầu lạnh, vật liệu cách nhiệt, hút ẩm
9          NLCL-03 Làm việc, vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học phát huy được trình độ chuyên môn của bản thân.
10     NLCL-04 Hiểu rõ đặc điểm của các mạch điện thông dụng 1 pha, 3 pha thực tế: nối tiếp, song song, hỗn hợp, nối sao, nối tam giác, hỗn hợp 3 pha có và không dây trung tính.
11     NLCL-05 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của các khí cụ điện hạ thế
12     NLCL-06 Giải thích, phân tích cấu tạo nguyên lý các linh kiện kiện điện tử thông dụng.
II.2 Năng lực cốt lõi (Môn chuyên ngành)
13     NLCL-01 Hiểu được các kiến thức cơ bản nhất về sử dụng môi chất lạnh, chất tải lạnh, dầu lạnh, vật liệu cách nhiệt, hút ẩm, cung cấp các kiến thức về kết nối, lắp ráp, vận hành mô hình các hệ thống lạnh điển hình
14     NLCL-02 Nắm được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, các vật liệu lạnh môi chất lạnh sử dụng có điều kiện.
15     NLCL-03 Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các thông số kỹ thuật của máy biến áp một pha, 3 pha;
16     NLCL-04 Nắm vững nguyên lý cấu tạo, làm việc của các dụng cụ đo lường và biết ứng dụng trong quá trình làm việc.
17     NLCL-05 Hàn được những mối hàn trên mặt phẳng, hàn giáp mối, hàn lấp góc, hàn gấp mép bằng phương pháp hàn khí, hàn điện phục vụ cho công việc lắp đặt, sửa chữa điều hoà, máy lạnh.
18     NLCL-06 Hiểu nguyên lý hoạt động, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp;
19     NLCL-07 Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống điều hoà cục bộ, máy hút ẩm đúng quy trình kỹ thuật
20     NLCL-08 Hiểu đựoc những kiến thức cơ bản về đọc bản vẽ, sử dụng dụng cụ, đồ nghề và các kỹ thuật lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, các hệ thống ĐHKK công nghiệp và thông gió.
21     NLCL-09 Biết vận hành an toàn hiệu quả các khí cụ điều khiển, chấp hành trong kỹ thuật điện: atomat, rơ le, khởi động từ, cầu chì …
22     NLCL-10 Biết và hiểu rõ, hiểu đúng về tiêu chuẩn và quy trình lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh
23     NLCL-11 Biết và hiểu rõ, hiểu đúng về tiêu chuẩn và quy trình bảo dưỡng dàn nóng, dàn lạnh; khắc phục một số lỗi do lắp đặt sai; thành thạo điều chỉnh áp suất máy phun rửa, một số hóa chất được hoặc không được sử dụng, khuyến cáo khách hàng
24     NLCL-12 Vận dụng được các kiến thức cơ bản nhất về sử dụng môi chất lạnh, chất tải lạnh, dầu lạnh, vật liệu cách nhiệt, hút ẩm, cung cấp các kiến thức về kết nối, lắp ráp, vận hành mô hình các hệ thống lạnh điển hình.
25     NLCL-13 Biết cách quản lý sản xuất tại nơi thực tập và phát huy khi ra công tác.
III. Thực hành, thực tập tốt nghiệp
26     NLCL-01 Làm việc hiệu quả trong vai trò nhân viên lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí

6. Nội dung chương trình

Mã MH

Tên môn học

Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành, thực tập, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Thi, Kiểm tra

I Môn chung 13 255 94 148 13
MH01 Chính trị 2 30 15 13 2
MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH03 Tin học đại cương 2 45 15 29 1
MH04 Tiếng anh cơ bản 4 90 30 56 4
MH05 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH06 Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 45 21 21 3
II Môn chuyên môn ngành 46 1055 310 658 87
II.1  Môn học cơ sở 11 235 78 140 17
MH07 Kỹ năng sống 2 30 18 10 2
MH08 Điện cơ bản 2 45 14 28 3
MH09 Vẽ kỹ thuật 2 30 27 0 3
MH10 Thực hành Điện cơ bản 2 60 0 56 4
MH11 Khí cụ điện 1 25 5 18 2
MH12 Điện Tử cơ bản 2 45 14 28 3
II.2 Môn học chuyên môn ngành 35 820 232 518 70
MH13 Lạnh Cơ bản 4 105 15 85 5
MH14 An toàn và vật liệu điện lạnh 2 30 28 0 2
MH15 Máy điện cơ bản 3 60 28 28 4
MH16 Đo lường điện – lạnh 2 45 15 27 3
MH17 Thực hàn hàn 2 60 50 5
MH18 Hệ thống máy lạnh dân dụng 5 125 40 70 15
MH19 Hệ thống điều hoà không khí cục bộ 5 125 40 70 15
MH20 Hệ thống điều hòa công nghiệp và thông gió 2 30 28 0 2
MH21 Thực hành máy điện, khí cụ điện 2 60 0 55 5
MH22 Lắp đặt máy R.A theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất 2 30 5 23 2
MH23 Bảo trì  máy R.A theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất 2 60 0 55 5
MH24 Vận hành hệ thống điều hòa công nghiệp và thông gió 2 60 0 55 5
MH25 Quy trình công nghệ và vận hành dây chuyền sản xuất công nghiệp 2 30 28 0 2
III Thực tập tốt nghiệp/ Thi tốt nghiệp/ Khóa luận tốt nghiệp 10 375 0 375 0
III.1 Thực tập tốt nghiệp 5 225 0 225 0
III.2 Thi tốt nghiệp/ Khóa luận tốt nghiệp 5 150 0 150 0
Tổng cộng 69 1685 404 1181 100

 7. Hướng dẫn sử dụng chương trình

7.1. Các môn học chung

Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện

7.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

Nhà trường với cơ sở vật chất đã đáp ứng cơ bản cho các nội dung đào tạo, tuy vậy để cập nhật các công nghệ đang được ứng dụng trong kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí tại Việt nam, nhất là các nhà máy xí nghiệp có liên doanh hay các công ty FDI thì trong quá trình học tập và thời gian thực tập sẽ bố trí để học sinh có thế tiếp xúc với môi trường sản xuất thực tế.

7.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học theo từng môn học trong chương trình đào tạo do tính chất của học phần đó qui định. Có thể 3 loại sau đây:

  • Kiểm tra hoàn toàn bằng lý thuyết (ở các môn học về nhận thức tư duy)
  • Kiểm tra, đánh giá hoàn toàn trên các nội dung kỹ năng (thực hành, thực tế)
  • Kiểm tra đánh giá vừa lý luận và thực hành (với tỷ lệ thích hợp).

7.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Nhà trường đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ, với điều kiện:

  • Người học phải học hết chương trình
  • Phải tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để:

  • Quyết định công nhận tốt nghiệp ngay cho người học
  • Hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận bổ sung làm điều kiện để xét tốt nghiệp (kết quả điểm tích lũy yếu hoăc các điều kiện khác).

Cuối cùng Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành đối với trình độ cao đẳng theo quy định của trường

7.5. Các chú ý khác

Tùy theo điều kiện từng khóa đào tạo hoặc sự phát triển, biến động nội dung có thể được hiệu chỉnh, nhưng các hiệu chỉnh trong phạm vi không ảnh hưởng đến mục tiêu, chất lượng đào tạo.

Thông tin liên lạc 

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông 

☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916

📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/

🌐 Website: https://nct.edu.vn

🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội