Tên ngành: Vi mạch bán dẫn
Mã ngành: ngành nghề đào tạo mới
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo
Vi mạch bán dẫn (IC – Integrated Circuit) là một ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu. Đồng thời, là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác. Do đó, nghề Vi mạch bán dẫn có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại với mục đích giảm kích thước, tăng tính ổn định và hiệu suất cho các thiết bị điện tử, được coi là yếu tố quyết định trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử.
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là nghề Vi mạch bán dẫn có thể thực hiện các công việc trong lĩnh vực như: thiết kế mạch, phát triển sản phẩm điện tử, sản xuất và kiểm định vi mạch; phát triển giải pháp vi mạch cho các hệ thống nhúng, sản phẩm thông minh và IoT (Internet of Things)… đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các công ty, cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ vi mạch; thiết kế, sản xuất, và tư vấn giải pháp vi mạch bán dẫn; sử dụng, khai thác, và bảo trì hệ thống điện tử và vi mạch hoặc các trung tâm kiểm định và chứng nhận vi mạch hoặc trong các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp điện tử, ô tô, viễn thông, y tế, quốc phòng liên quan đến thiết kế và ứng dụng vi mạch bán dẫn,…
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề, năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng với vị trí công việc; có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; có tư duy sáng tạo, ứng dụng được khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực chuyên môn.
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung:
Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức:
– Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Vi mạch bán dẫn;
– Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thành phần cơ bản trong mạch bán dẫn;
– Hiểu được cách đọc các bản vẽ mạch và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành vi mạch bán dẫn;
– Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình thiết kế, chế tạo, Thi/Kiểm tra và bảo dưỡng vi mạch bán dẫn;
– Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại vi mạch, thành phần bán dẫn;
– Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng vi mạch bán dẫn trong các thiết bị điện tử hiện đại;
– Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các thành phần và hệ thống trong vi mạch bán dẫn;
– Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình Thi/Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cho thiết bị chứa vi mạch bán dẫn;
– Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng trong nghề Vi mạch bán dẫn;
– Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp trong môi trường làm việc với vi mạch bán dẫn;
– Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất vi mạch bán dẫn.
Kỹ năng:
– Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị thiết kế, chế tạo, đo và Thi/Kiểm tra trong nghề Vi mạch bán dẫn;
– Thực hiện công việc thiết kế, chế tạo, Thi/Kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các thành phần và hệ thống vi mạch bán dẫn đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;
– Thực hiện được công việc Thi/Kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng vi mạch bán dẫn;
– Lập được quy trình Thi/Kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa vi mạch bán dẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
– Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất vi mạch bán dẫn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
– Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
– Làm được các công việc cơ bản liên quan đến lập trình, mô phỏng và thử nghiệm vi mạch phục vụ cho quá trình thiết kế và sửa chữa vi mạch bán dẫn;
– Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn;
– Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho nhân viên bậc thấp hơn.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Người học nghề Vi mạch bán dẫn trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất, thiết kế và phát triển vi mạch, các công ty công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu và phát triển, cũng như các cơ sở giáo dục và đào tạo kỹ thuật. Các vị trí làm việc có thể bao gồm:
– Kỹ thuật viên sửa chữa và bảo dưỡng tại các công ty chuyên về vi mạch bán dẫn và thiết bị điện tử;
– Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty sản xuất và thiết kế vi mạch, cũng như các công ty công nghệ cao;
– Nhân viên tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ kỹ thuật cho các sản phẩm điện tử tại các đại lý và trung tâm dịch vụ sau bán hàng;
– Công nhân trong các nhà máy sản xuất vi mạch và thiết bị điện tử;
– Giảng viên giảng dạy kỹ thuật vi mạch bán dẫn tại các trường nghề và các cơ sở đào tạo kỹ thuật.
4. Khối lượng kiến thức và thời gian học tập
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2.865 giờ/100 tín chỉ
– Số lượng môn học, mô đun: 33 môn học
– Khối lượng học tập các môn học chung: 435 giờ/19 tín chỉ
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 2.430 giờ/81 tín chỉ
– Khối lượng lý thuyết: 889 giờ;
– Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.846 giờ
5. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT | Mã năng lực | Tên năng lực |
I | Năng lực cơ bản (năng lực chung) | |
1 | NLCB-01 | Sử dụng các cấu trúc dữ liệu cơ bản như mảng, danh sách liên kết, ngăn xếp, hàng đợi. |
2 | NLCB-02 | Lập được các bản vẽ mạch phác thảo và bản vẽ mạch chi tiết, layout PCB đúng chuẩn kỹ thuật |
3 | NLCB-03 | Sử dụng thành thạo một số phần mềm mô phỏng mạch điện tử |
4 | NLCB-04 | Sử dụng thành thạo các công cụ và môi trường phát triển liên quan đến lập trình vi xử lý |
II | Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) | |
1 | NLCL-01 | Xử lý sự cố và khắc phục sự cố trong mạch điện tử |
2 | NLCL-02 | Lập trình vi xử lý để giải quyết các vấn đề cụ thể, từ điều khiển đơn giản đến các ứng dụng phức tạp hơn |
3 | NLCL-04 | Thiết kế, mô phỏng và tối ưu hóa mạch tích hợp đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn |
4 | NLCL-05 | Tháo lắp, bảo dưỡng và và giải quyết sự cố trong dây chuyền sản xuất vi mạch |
III | Năng lực nâng cao | |
1 | NLNC-01 | Thiết kế, mô phỏng và tối ưu hóa được mạch VLSI |
2 | NLNC-02 | Thiết kế, mô phỏng và tối ưu các giải pháp kỹ thuật số trên FPGA |
3 | NLNC-03 | Kiểm định thiết kế một cách chính xác, tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thiết lập |
4 | NLNC-04 | Kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất |
6. Nội dung chương trình
Mã MH, | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
MĐ | Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/ thảo luận | Thi/Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 19 | 435 | 162 | 248 | 25 |
MH01 | Chính trị | 5 | 75 | 41 | 29 | 5 |
MH02 | Pháp luật | 2 | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH03 | Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH04 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 3 | 75 | 36 | 35 | 4 |
MH05 | Tin học | 3 | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH06 | Tiếng Anh | 4 | 120 | 42 | 72 | 6 |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | 81 | 2430 | 727 | 1598 | 105 |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 25 | 615 | 367 | 211 | 37 |
MH 07 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật | 2 | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 08 | Điện tử cơ bản | 2 | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 09 | Lập trình C/C++ cơ bản | 2 | 60 | 56 | 0 | 4 |
MH 10 | Vật lý bán dẫn và khoa học vật liệu | 2 | 45 | 30 | 12 | 3 |
MH 11 | Logic kỹ thuật số | 2 | 45 | 30 | 12 | 3 |
MH 12 | Điện tử tương tự | 2 | 45 | 30 | 12 | 3 |
MH 13 | Mạch in và công nghệ PCB | 2 | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 14 | Quy trình Sản xuất Vi mạch | 2 | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 15 | Phân tích mạch | 1 | 30 | 25 | 3 | 2 |
MH 16 | Thiết kế mạch | 1 | 30 | 28 | 0 | 2 |
MĐ 17 | AUTOCAD | 2 | 45 | 0 | 43 | 2 |
MĐ 18 | Thực hành mô phỏng mạch điện tử | 3 | 90 | 0 | 86 | 4 |
MĐ 19 | Thực hành lập trình vi xử lý cơ bản | 2 | 45 | 0 | 43 | 2 |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 56 | 1815 | 360 | 1387 | 68 |
MĐ 20 | Thiết kế chip | 3 | 75 | 30 | 41 | 4 |
MĐ 21 | Thiết kế và mô phỏng mạch tích hợp | 5 | 150 | 30 | 114 | 6 |
MĐ 22 | Kiểm định thiết kế | 3 | 90 | 15 | 71 | 4 |
MĐ 23 | VLSI | 3 | 105 | 30 | 71 | 4 |
MĐ 24 | Kiểm định và mô hình hóa trong sản xuất | 3 | 105 | 30 | 71 | 4 |
MĐ 25 | Thiết kế kỹ thuật số nâng cao và FPGA | 3 | 105 | 30 | 71 | 4 |
MĐ 26 | Kỹ thuật thiết kế chip nâng cao | 5 | 150 | 30 | 114 | 6 |
MĐ 27 | Quy trình tích hợp và đóng gói vi mạch | 5 | 150 | 30 | 114 | 6 |
MĐ 28 | Công nghệ mới nổi trong vi mạch bán dẫn | 3 | 90 | 15 | 71 | 4 |
MĐ 29 | Quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất vi mạch | 2 | 60 | 15 | 43 | 2 |
MĐ 30 | Tiết kiệm và quản lý năng lượng trong sản xuất vi mạch | 3 | 105 | 30 | 71 | 4 |
MĐ 31 | Công nghệ chế tạo PCB | 5 | 190 | 30 | 152 | 8 |
MĐ 32 | Chẩn đoán và giải quyết sự cố trong sản xuất vi mạch | 3 | 105 | 30 | 71 | 4 |
MĐ 33 | Thực tập tại cơ sở sản xuất vi mạch | 10 | 335 | 15 | 312 | 8 |
Tổng cộng | 100 | 2865 | 889 | 1846 | 130 |
Thông tin liên lạc
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông
☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916
📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@caodang.nct
🌐 Website: https://nct.edu.vn
🏫 Trụ sở chính: Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội