Tên ngành, nghề: Thiết kế đồ họa
Mã ngành, nghề: 5210402
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS/THPT hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 02 năm
1. Giới thiệu chương trình/ mô tả ngành nghề đào tạo
Thiết kế đồ họa trình độ cao đằng là ngành, nghề kết hợp giữa ý tuởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thấm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm, ấn phấm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện đế phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quõc gia Việt Nam.
Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.
Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các công ty về thiết kế, tư vấn quảng cáo sản phẩm, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm truyện tranh, truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật; có thế làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,… giảng dạy tại các trường học.
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo nhân lực nghề Thiết kế đồ họa trình độ trung cấp có đủ kiến thức, kỹ năng hành nghề và khả năng tổ chức làm việc trong lĩnh vực Thiết kế đồ hoạ như: khả năng sáng tạo, thẩm mỹ, kiến thức về kỹ thuật đồ họa trên máy tính, xử lý ảnh từ cơ bản; khả năng thiết kế ra các sản phẩm đồ họa: danh thiếp; dựng video, kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế đồ hoạ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đồng thời có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
*) Kiến thức
+ Trình bày được các kiến thức căn bản về công nghệ thông tin, mạng máy tính và Internet;
+ Trình bày được các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin như: bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục các sự cố hỏng hóc thông thường của máy tính và mạng máy tính;
+ Trình bày và sử dụng được kiến thức về một số hệ thống sản xuất hiện đại và hệ thống sản xuất các sản phẩm đồ họa, các kiến thức về quy trình sản xuất một sản phẩm đồ họa;
+ Trình bày được kiến thức về tạo hình mỹ thuật, kiến thức về đường, hình, khối và một số vấn đề mỹ thuật liên quan; các kiến thức cơ bản về đồ họa, đồ họa công nghiệp;
+ Trình bày được kiến thức chung về ảnh số, các hệ màu trên máy tính, các kỹ thuật biến đổi ảnh và các thao tác với ảnh số, quy trình phục chế ảnh, xử lý hậu kỳ;
+ Trình bày được các kiến thức: bộ nhận diện thương hiệu và các công cụ tạo lập các chế bản ngắn, đơn giản, tổ chức và sắp xếp chế bản của một ấn phẩm;
+ Xác định được các kiến thức cơ sở về đồ họa và đồ họa trên vi tính;
+ Xác định rõ các kiến thức cơ sở về mỹ thuật, thẩm mỹ;
+ Xác định được kiến thức cơ bản liên quan đến dịch vụ web và thiết kế giao diện WebSite, nhân vật game;
+ Trình bày được kiến thức về mỹ thuật 2D; Trình bày được các kiến thức liên quan đến tạo hình 2D;
+ Xác định được các kiến thức về ánh sáng chụp ảnh, cấu tạo máy ảnh, sử dụng máy ảnh cơ học và máy ảnh số;
+ Xác định được các kiến thức cơ bản và nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng một số thiết bị ngoại vi số;
+ Xác định được cách nâng cao về xử lý ảnh, tập trung vào các kỹ năng biên tập ảnh nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bài toán thực tế;
+ Xác định được cách dựng sản phẩm đa phương tiện, tích hợp các dữ liệu thu thập, theo kịch bản; kỹ năng thu thập dữ liệu thực tế phục vụ cho việc dựng phim, biên tập âm thanh;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
*) Kỹ năng
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
+ Thực hiện được việc kết nối, điều khiển máy tính, các thiết bị ngoại vi và mạng máy tính;
+ Phân tích, tổ chức và thực hiện đúng qui trình vệ sinh các trang thiết bị cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị an toàn lao động, kỹ năng đảm bảo an toàn trong lao động nghề nghiệp;
+ Cài đặt được các chương trình điều khiển các thiết bị ngoại vi số và thao tác, vận hành và bảo quản các thiết bị ngoại vi số;
+ Cài đặt và sử dụng được các phần mềm dùng trong thiết kế đồ họa như: phần mềm thiết kế 2D, phần mềm dựng phim, game, phần mềm xử lý ảnh và đồ họa, phần mềm xử lý âm thanh và Video,…;
+ Thực hiện được việc khai thác Internet, tra cứu tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng Anh để phục vụ cho yêu cầu công việc;
+ Thiết kế, hoàn thiện được các sản phẩm đồ họa như: Thiết kế quảng cáo trên biển bảng quảng cáo, trên website hoặc mạng xã hội, trên truyền hình, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, trang bìa sách, dàn trang, trình bày nội dung sách, báo, tạp chí, tranh cổ động;
+ Thực hiện được biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh, quay camera, chụp ảnh, xử lí các ảnh tĩnh, ảnh động; Thiết kế đối tượng đồ họa game, hoạt hình;
+ Thiết kế được giao diện Website và sử dụng được các kiến thức về đồ họa để thiết kế Banner Marketing trên internet, quảng cáo trên mạng xã hội;
+ Thực hiện được việc tích hợp dữ liệu đa phương tiện; Thu thập được dữ liệu ảnh, hình động, video, âm thanh;
+ Tạo lập và sử dụng được đồ họa, các lớp đồ họa; Tạo lập được một số ấn phẩm chuyên dụng sử dụng nội bộ và tạo lập được các ấn phẩm nhằm mục đích quảng cáo;
+ Xử lý được ảnh theo yêu cầu thực tế, phục chế ảnh cũ,…;
+ Tạo lập được các ấn phẩm dùng cho các lĩnh vực khác nhau như tạo nhãn mác hàng hóa, tạo mẫu logo, tạo mẫu danh thiếp hoặc quảng cáo;
+ Thực hiện được các dịch vụ liên quan đến thiết kế đồ họa, mỹ thuật, chế bản sách báo, tạo các tranh ảnh quảng cáo, các dịch vụ liên quan đến video số, chụp ảnh số;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; đọc và hiểu được tài liệu tiếng anh chuyên ngành.
*) Năng lực tự chủ, trách nhiệm
+ Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; Thực hiện đúng luật sở hữu trí tuệ trong ứng dụng phần mềm; cần cù, chịu khó và sáng tạo; Thực hiện tốt kỷ luật lao động và thực hiện đúng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
+ Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;
+ Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và một phần của nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
+ Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
+ Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
+ Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm; tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
+ Có thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đối với công việc được giao.
+ Có khả năng làm việc độc lập, hoặc làm việc nhóm hiệu quả
+ Có ý thức học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm.
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Thiết kế đồ họa, người học có thể làm việc tại các công ty quảng cáo, phòng thiết kế tại các doanh nghiệp hoặc làm việc độc lập với các vị trí sau:
- Dịch vụ khách hàng;
- Thiết kế sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo và xuất bản;
- Biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh;
- Thiết kế sản phẩm đồ họa truyền thông đa phương tiện;
- Thiết kế đối tượng đồ họa Games, hoạt hình 2D.
4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 1470/58 (giờ/tín chỉ)
– Số lượng môn học, mô đun: 20
– Khối lượng học tập các môn học chung: 255/11 (giờ/tín chỉ)
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1215/47 (giờ/tín chỉ)
– Khối lượng lý thuyết: 452 (giờ); thực hành, thực tập: 950 (giờ/tín chỉ)
5. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I | Năng lực cơ bản (năng lực chung) | |
1 | NLCB-01 | Tuân thủ các biện pháp an toàn lao động |
2 | NLCB-02 | Làm việc nhóm |
3 | NLCB-03 | Sử dụng tiếng Anh đạt bậc 2/6 |
4 | NLCB-04 | Có tác phong công nghiệp, ý thức tiết kiệm năng lượng |
5 | NLCB-05 | Ứng dụng được công nghệ thông tin |
II | Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) | |
5 | NLCL-01 | Phân tích xu hướng thiết kế |
6 | NLCL-02 | Vận dụng được kiến thức cơ bản về luật xa gần, xử lý hình ảnh |
7 | NLCL-03 | Đọc tài liệu tiếng anh chuyên ngành |
8 | NLCL-04 | Ứng dụng môn cơ sở vẽ hình họa, trang trí, ký họa |
9 | NLCL-05 | Sử dụng các phần mềm thiết kế, công cụ hỗ trợ |
III | Năng lực nâng cao | |
10 | NLNC-01 | Thiết kế và hoàn thiện được các sản phẩm đồ hoạ |
11 | NLNC-02 | Thực hiện được biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh, quay camera, chụp ảnh, xử lý các ảnh tĩnh, ảnh động |
12 | NLNC-03 | Khảo sát được thị trường |
13 | NLNC-04 | Dự đoán được xu hướng thiết kế |
14 | NLNC-05 | Phân tích nhu cầu của khách hàng |
15 | NLNC-06 | Tư vấn về sản phẩm được thiết kế |
16 | NLNC-07 | Xác định khối lượng công việc |
17 | NLNC-05 | Ký kết được hợp đồng |
- Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số |
Trong đó |
|||||
Lý thuyết | Thực hành, thực tập, thí nghiệm, thảo luận, bài tập |
Kiểm tra |
||||
I | Các môn học chung | 11 | 255 | 94 | 148 | 13 |
MH 01 | Giáo dục chính trị | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 1 | 30 | 4 | 24 | 2 |
MH 04 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 2 | 45 | 21 | 21 | 3 |
MH 05 | Tin học | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH 06 | Tiếng Anh cơ bản | 3 | 90 | 30 | 56 | 4 |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | 49 | 1355 | 358 | 942 | 55 |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 13 | 240 | 120 | 109 | 11 |
MĐ 07 | Kiến trúc máy tính | 2 | 45 | 15 | 28 | 2 |
MH 08 | Bố cục trong thiết kế đồ họa | 3 | 45 | 28 | 15 | 2 |
MĐ 09 | Kỹ năng mềm | 2 | 60 | 21 | 36 | 3 |
MĐ 10 | Nghệ thuật chữ | 3 | 45 | 28 | 15 | 2 |
MĐ 11 | Kỹ thuật phối màu | 3 | 45 | 28 | 15 | 2 |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 30 | 980 | 193 | 753 | 34 |
MĐ 12 | Cơ sở kỹ thuật đồ hoạ | 4 | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 13 | Tạo hình với Corel Draw | 3 | 75 | 30 | 40 | 5 |
MĐ 14 | Xử lý ảnh cơ bản | 3 | 75 | 30 | 40 | 5 |
MĐ 15 | Dựng video | 3 | 60 | 15 | 40 | 5 |
MĐ 16 | Xây dựng website | 3 | 60 | 28 | 28 | 4 |
MĐ 17 | Thiết kế chuyển động với Animate | 3 | 75 | 30 | 40 | 5 |
MĐ 18 | Thiết kế UI/UX | 3 | 60 | 15 | 40 | 5 |
MĐ 19 | Trải nghiệm thực tế | 4 | 160 | 30 | 125 | 5 |
MĐ 20 | Thực tập tốt nghiệp | 8 | 320 | 30 | 285 | 5 |
Cộng | 60 | 1610 | 452 | 1090 | 68 |
7. Hướng dẫn sử dụng chương trình
7.1. Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc
– Các môn học chung bắt buộc thực hiện theo chương trình đào tạo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Các môn học này có thể bố trí học ghép theo khoa, theo nhóm nghề tùy theo điều kiện cụ thể;
– Môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh là môn học điều kiện để xét hoặc dự thi tốt nghiệp, không tính vào điểm trung bình chung học tập theo học kỳ, năm học và khóa học.
7.2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đối với đào tạo theo niên chế
– Đào tạo theo niên chế được tổ chức thực hiện theo năm học. Một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun;
– Người học được sắp xếp theo lớp học, học theo một kế hoạch học tập, chương trình giảng dạy, thời khoá biểu thống nhất trong từng giai đoạn tương ứng với các học kỳ, năm học;
– Kiểm tra, thi đánh giá kết quả học tập theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo; sử dụng thang điểm 10;
– Khi hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định, người học sẽ được xét dự thi để cấp bằng tốt nghiệp.
7.3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ
– Đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ được tổ chức thực hiện theo học kỳ. Người học chủ động lựa chọn theo quy định của trường để học và tích lũy từng môn học, mô-đun cho tới khi hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo;
– Tùy điều kiện thực tế, một năm học có thể tổ chức từ 2 – 3 học kỳ, gồm học kỳ chính và học kỳ phụ. Học kỳ chính là học kỳ bắt buộc phải học, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần gồm thời gian thực học và thời gian thi.
– Học kỳ phụ không bắt buộc phải học, trong học kỳ phụ người học học các môn học, mô-đun chậm tiến độ ở học kỳ chính, hoặc học lại các môn học, mô-đun chưa đạt, hoặc để cải thiện điểm số, hoặc học vượt các môn học, mô-đun có ở các học kỳ sau nếu trong học kỳ phụ có lớp. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 6 tuần gồm thời gian thực học và thời gian thi;
– Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 4;
– Khi tích lũy đủ số lượng mô đun, tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo thì người học được công nhận hoàn thành chương trình đào tạo và được xét công nhận tốt nghiệp.
7.4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đối với những nội dung có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến
– Những nội dung học tập có tính chất lý thuyết (một phần hoặc toàn bộ nội dung môn học, mô đun) có thể tổ chức thực hiện bằng hình thức trực tuyến;
– Lớp học trực tuyến có thể ghép một hoặc nhiều lớp học cùng nội dung học tập phù hợp với điều kiện thực tế. Hoạt động dạy học trực tuyến phải bảo đảm sự tương tác giữa giảng viên và người học trong quá trình dạy học;
– Giảng viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn người học học tập; giao nhiệm vụ và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; theo dõi và hỗ trợ người học khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của người học;
– Đánh giá kết quả học tập có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp, phù hợp với điều kiện cụ thể.
7.5. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Ðể xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho HSSV, có thể tổ chức một số hoạt động ngoại khóa như: Văn nghệ, thể thao; hoạt động Đoàn – Hội; tham quan di tích lịch sử, văn hóa; tham gia các hoạt động xã hội; tư vấn, trợ giúp người học hướng nghiệp, khởi nghiệp …
– Thời gian tổ chức hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào các thời điểm thích hợp. Cụ thể:
TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 | Nội quy, quy chế, giới thiệu nghề nghiệp | Sau khi nhập học |
2 | Văn hóa, văn nghệ; Thể dục, thể thao | Các ngày lễ, kỷ niệm trong năm |
3 | Hoạt động Đoàn-Hội | Theo Kế hoạch của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên |
4 | Tư vấn, trợ giúp người học hướng nghiệp, khởi nghiệp | Trong từng học kỳ |
5 | Tham gia hoạt động xã hội, từ thiện | Theo Kế hoạch của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên |
6 | Tham quan, dã ngoại | Lựa chọn thời gian phù hợp trong năm học |
7.6. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc môn học, mô đun
– Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc môn học theo quy chế đào tạo hiện hành và phải được quy định cụ thể trong chương trình môn học, mô đun.
– Hình thức kiểm tra, thi có thể là viết, vấn đáp, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa một hoặc nhiều các hình thức trên.
– Điểm đánh giá môn học, mô đun bao gồm: Điểm trung bình các bài kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm thi có trọng số 0,6. Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên đối với đào tạo theo niên chế hoặc từ 4,0 trở lên đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ.
7.7. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
7.7.1. Đối với đào tạo theo niên chế
– Nội dung thi tốt nghiệp:
Số TT | Môn thi | Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 | Lý thuyết chuyên môn | Tự luận | Không quá 120 phút |
Trắc nghiệm | Không quá 90 phút | ||
Trắc nghiệm kết hợp với tự luận | Không quá 120 phút | ||
2 | Thực hành | Bài tập/sản phẩm | Không quá 06 giờ |
– Bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
+ Đối với những sinh viên đủ điều kiện làm chuyên đề khóa luận sẽ được đăng ký làm chuyên đề khóa luận tốt nghiệp;
+ Thời gian làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp là 150 giờ (tương ứng 5 tín chỉ);
+ Sinh viên bảo vệ chuyên đề khóa luận theo kế hoạch của Nhà trường. Trường hợp sinh viên không bảo vệ được chuyên đề khóa luận tốt nghiệp sẽ được dự thi tốt nghiệp như những sinh viên khác.
Số TT |
Nội dung | Hình thức bảo vệ chuyên đề, khóa luận |
Thời gian bảo vệ chuyên đề, khóa luận |
1 | Thực hiện chuyên đề, khóa luận đăng ký/được giao có sự hướng dẫn của nhà giáo | Thuyết minh, bảo vệ trước Hội đồng chấm chuyên đề, khóa luận | Theo Quy định và Kế hoạch của nhà trường |
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp hoặc kết quả bảo vệ chuyên đề khóa luận của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành/cử nhân thực hành theo quy định của trường.
7.7.2. Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ
Người học đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ được xét công nhận tốt nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện:
– Tích lũy đủ các môn học, mô đun theo chương trình đào tạo;
– Điểm tích lũy các môn học, mô đun theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên;
– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,0 trở lên;
– Có kết quả đạt yêu cầu đối với các môn học điều kiện: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh;
Hiệu trưởng căn cứ vào các điều kiện và các quy định khác có liên quan tổ chức xét, cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành/cử nhân thực hành theo quy định.
Thông tin liên lạc
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông
☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916
📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@caodang.nct
🌐 Website: https://nct.edu.vn
🏫 Trụ sở chính: Đường Mùa Xuân, Khu đô thị An Lạc, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội
🏫 Cơ sở đào tạo: Cụm sản xuất làng nghề tập trung, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
🏫 VPTS: Số 138 Phạm Văn Đồng- Phường Bắc Từ Liêm – TP Hà Nội