Tên ngành, nghề: Công nghệ thông tin
Mã ngành: 6480201
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm (25 tháng)
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông, ngành Công nghệ thông tin, trình độ cao đẳng, sinh viên:
- Đạt chuẩn trình độ bậc 5 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam (8 bậc).
- Có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết về ngành Công nghệ thông tin.
- Có kiến thức chuyên sâu về hệ thống máy tính, hệ thống mạng máy tính.
- Có kỹ năng thiết kế, quản trị và vận hành hệ thống mạng máy tính.
- Nắm vững quy trình phát triển phần mềm, quy trình chuyển giao công nghệ phần mềm.
- Có kiến thức căn bản về lập trình và phát triển các hệ thống phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp.
- Nắm vững kiến thức căn bản về quy trình phát triển phần mềm như phân tích, thiết kế, phát triển và kiểm thử hệ thống phần mềm.
- Nắm vững và sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường.
– Nội dung chương trình đào tạo bao gồm các kiến thức, kỹ năng cơ bản về lắp ráp cài đặt và bảo trì máy tính; kiến trúc máy tính; hệ thống máy tính; thiết kế, quản trị và vận hành hệ thống mạng máy tính, hệ thống phần mềm máy tính; thiết kế và quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu; thiết kế, triển khai, chuyển giao và vận hành phần mềm ứng dụng, website thương mại điện tử cũng như các hệ thống mobile khác…..
– Ngoài ra, người học cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về pháp luật, tiếng Anh, giáo dục chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục Quốc phòng và An ninh.
– Có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp. Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
– Có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh cơ bản để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
– Các phương pháp rèn luyện thể chất bằng các hoạt động thể dục thể thao, nghệ thuật.
– Hiểu biết cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; các nội dung về quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
– Các khái niệm và nguyên tắc trong giao tiếp; những vấn đề cần lưu ý trong các tình huống giao tiếp cụ thể trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày.
– Trình bày được kiến thức cơ bản về máy tính;
– Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;
– Phân tích được nhu cầu sử dụng hệ thống mạng của khách hàng;
– Phân tích được nhu cầu nâng cấp, tối ưu hóa hệ thống mạng;
– Xác định được chức năng, sự hoạt động của thiết bị mạng trong hệ thống;
– Xác định được mô hình, hệ thống mạng cần thiết cho việc triển khai, khai thác dịch vụ Công nghệ thông tin;
– Giải thích được phương thức hoạt động của các dịch vụ mạng nền tảng;
– Xác định được các thiết bị mạng cũng như các giao thức định tuyến, chuyển mạch trong việc triển khai hạ tầng mạng;
– Phân biệt được về các hệ điều hành máy chủ, các dịch vụ mạng;
– Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng;
– Kiến thức chung về ngành Công nghệ thông tin và truyền thông.
– Kiến thức chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm cũng như chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin.
– Kiến thức căn bản về lập trình và phát triển các hệ thống phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp.
– Nắm vững quy trình lắp ráp và cài đặt các phần mềm cho máy tính;
– Phân tích và xác định được phương thức bảo trì các sự cố đơn giản cho máy tính;
– Vận hành và quản trị các hệ thống cơ sở dữ liệu;
– Nắm vững và sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường.
– Kiến thức về quản lý dự án phần mềm.
– Các kỹ năng mềm quan trọng để làm việc trong môi trường doanh nghiệp CNTT.
1.2.2. Kỹ năng
– Sử dụng được tiếng Anh cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được tiếng Anh vào công việc chuyên môn của nghề.
– Nhận thức đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.
– Áp dụng được kỹ năng giao tiếp để truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc.
– Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần cứng máy tính thường gặp;
– Thiết kế, xây dựng và triển khai được hệ thống mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ;
– Cài đặt, cấu hình và quản trị được hệ thống mạng sử dụng hệ điều hành máy chủ;
– Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS,…;
– Cấu hình chính xác các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router,…;
– Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;
– Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;
– Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp;
– Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;
– Tạo được các trang web cơ bản;
– Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng phổ biến như: Word, Excel, Powerpoint,…;
– Ứng dụng được các kỹ năng đã học để xác định yêu cầu, phân tích nghiệp vụ, giới hạn phạm vi, thiết kế hệ thống, lập trình triển khai hệ thống phần mềm, kiểm thử phần mềm, đào tạo và chuyển giao sử dụng phần mềm.
– Có khả năng tiếp cận các ngôn ngữ lập trình mới để có thể sẵn sàng đáp ứng và xây dựng các hệ thống phần mềm cho các tổ chức và doanh nghiệp.
– Biết cách sử dụng, tổ chức và thực hiện đúng quy trình vệ sinh các trang thiết bị cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị an toàn lao động, kỹ năng đảm bảo an toàn trong lao động nghề nghiệp;
1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Thực hiện đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ tốt; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc; Ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
– Sáng tạo trong công việc, thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);
– Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước;
– Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
– Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Kỹ thuật viên lắp đặt, cấu hình và quản trị các hệ thống mạng;
– Kỹ thuật viên phân tích, thiết kế và bảo trì hệ thống mạng;
– Kỹ thuật viên bảo trì trang thiết bị phần cứng máy tính;
– Kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;
– Kỹ thuật viên lập trình phần mềm ứng dụng;
– Chuyên viên kiểm thử phần mềm ứng dụng;
– Kỹ thuật viên thiết kế và quản trị Website.
– Có cơ hội được tuyển dụng vị trí phát triển phần mềm của các doanh nghiệp Nhật Bản đã có ký kết với nhà trường.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun: 27
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2.325 giờ (99 tín chỉ)
– Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ
– Khối lượng các môn học/ mô đun chuyên môn: 1890 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 762 giờ
– Khối lượng thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập, kiểm tra: 1.563 giờ.
3. Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Trong đó | ||||||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/thực nghiệm/thí nghiệm/bài tập/thảo luận | Thi/Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 21 | 435 | 152 | 263 | 20 |
MH 01 | Giáo dục Chính trị | 4 | 75 | 41 | 30 | 4 |
MH 02 | Pháp luật | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 58 | 2 | |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng an ninh | 4 | 75 | 36 | 35 | 4 |
MH 05 | Tin học | 3 | 75 | 15 | 58 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Tiếng Anh) | 6 | 120 | 42 | 72 | 6 |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề | 78 | 1890 | 610 | 1202 | 78 |
II.1 | Các môn học, mô đun cơ sở | 18 | 360 | 170 | 172 | 18 |
MH 07 | Toán rời rạc | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 08 | Kỹ năng mềm | 2 | 30 | 20 | 08 | 2 |
MĐ 09 | Cơ sở lập trình | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MH 10 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 11 | Cơ sở dữ liệu | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 12 | Kiến thức cơ bản về HTML, CSS | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề | 50 | 1080 | 420 | 610 | 50 |
MH 13 | Kiến trúc máy tính | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 14 | Mạng máy tính | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 15 | Hệ quản trị cơ sở dữ liệu | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 16 | Phân tích và thiết kế hệ thống | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 17 | Lập trình ứng dụng | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 18 | Lập trình Web thương mại điện tử | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 19 | Quản lý dự án Công nghệ thông tin | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 20 | Quản trị mạng | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 21 | Lắp ráp và cài đặt máy tính | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 22 | Quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 23 | Quản trị mạng nâng cao | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 24 | Thiết kế và triển khai hệ thống mạng | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 25 | Quản trị công nghệ thông tin | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 26 | Công nghệ phần mềm | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
II.3 | Thực tập tốt nghiệp/Thi tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp | 10 | 450 | 20 | 420 | 10 |
MĐ 27 | Thực tập tốt nghiệp | 10 | 450 | 20 | 420 | 10 |
Cộng |
99 | 2325 | 762 | 1465 | 98 |
*Ghi chú: 1 tín chỉ = 15 giờ lý thuyết, hoặc 30 giờ thực hành, hoặc 45 giờ thực tập.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Quá trình đào tạo cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá như văn hoá, văn nghệ, thể thao, tham quan dã ngoại để tăng cường khả năng giao tiếp cho sinh viên. Ngoài ra cần trang bị các đầu sách, giáo trình tại thư viện để phục vụ quá trình nghiên cứu các kiến thức chuyên môn;
– Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với ngành nghề đào tạo;
– Thời gian hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Phổ biến quy chế đào tạo, nội quy của trường và lớp học | Sau khi nhập học |
2 | Thăm quan thực tế | Sau khi nhập học và liên tục mỗi năm học 1 lần |
3 | Tự học, đọc, tra cứu sách, tài liệu tại thư viện theo yêu cầu của giáo viên và nhu cầu nâng cao năng lực của bản thân | Ngoài giờ lên lớp của tất cả các ngày trong tuần |
4 | Thể dục, thể thao | 5 – 6 giờ, 17 – 18 giờ hàng ngày |
5 | Văn hóa, văn nghệ và các hoạt động đoàn thể | Các ngày lễ trong năm: khai giảng năm học mới, 20/11, thành lập Đảng, đoàn,… |
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
4.3.1. Nội dung thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Tự luận | 120 phút |
2 | Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp | Tự luận | không quá 180 phút |
Vấn đáp | không quá 60 phút một học sinh/sinh viên | ||
Trắc nghiệm | không quá 90 phút | ||
3 | Thực hành nghề nghiệp | Bài tập/sản phẩm | không quá 08 giờ |
– Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định.
4.3.2. Bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Tự luận | 120 phút |
2 | Bảo vệ chuyên đề khóa luận tốt nghiệp | Thuyết minh, bảo vệ và vận hành sản phẩm đề tài | Trong thời gian cho phép |
Căn cứ vào kết quả hoàn thành chương trình của sinh viên, Nhà trường xét đủ điều kiện quyết định tốt nghiệp cho sinh viên. Căn cứ vào kết quả công nhận tốt nghiệp, Nhà trường cấp bằng tốt nghiệp Kỹ sư thực hành theo quy định tại Văn bản số 2513/VBHN-BLĐTBXH ngày 03/08/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về mẫu bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp Trung cấp và Cao đẳng; và các thông tư bổ sung, sửa đổi (nếu có)
4.4. Các chú ý khác
– Căn cứ chương trình đào tạo này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng cần xác định mô-đun, môn học người học không phải học lại và giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun còn thiếu hoặc chưa có so với chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình để xây dựng các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp, cao đẳng.
Thông tin liên lạc
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông
☎ Hotline: 0961.652.652 – 0988.695.916
📪 Facebook: https://www.facebook.com/nct.edu/
🌐 Website: https://nct.edu.vn
🏫 Trụ sở chính: Toà G4 – Khu tổ hợp Trường Vietinbank, Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội